Nghệ An: Thu hút dự án công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

LNV - Hiện nay, ngành công nghiệp dệt may đang là ngành chủ lực tạo ra nhiều việc làm, mang lại kim ngạch xuất khẩu cao cho tỉnh. Tuy nhiên, lĩnh vực này theo thống kê thực tế nhìn chung đang yếu và thiếu, các doanh nghiệp chủ yếu là gia công, nguồn nguyên phụ liệu phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Theo thống kê hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 65 cơ sở, nhà máy may đang hoạt động rải khắp các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh. Với quy mô phát triển như hiện nay của ngành dệt may là điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp hỗ trợ ngành này phát triển. Tuy số lượng nhà máy may nhiều nhưng doanh nghiệp làm vệ tinh hỗ trợ thì lại quá ít. Hiện mới chỉ có 1 nhà máy sợi của Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan, sản lượng 20.000 tấn sợi/năm; 1 cơ sở thêu (CCN Lạc Sơn, huyện Đô Lương) quy mô lao động 150 - 200 người thêu phụ kiện cho các nhà máy may của các Công ty Havina Kim Liên và Công ty TNHH Prex Vinh và khoảng 18 cơ sở dệt thủ công khác.Trong hàng chục nhà máy may thì chỉ có 1 nhà máy sản xuất sợi. Dây chuyền sản xuất Nhà máy Sợi Vinh được đầu tư từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhưng hiện tại đã được công ty mẹ đầu tư một số thiết bị mới các công đoạn đầu, cuối để cân đối dây chuyền, cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng sợi,... Theo đánh giá, hiện nay công nghiệp dệt, nhuộm rất yếu; Nhiều nhà máy may mọc lên ở địa bàn thành phố và khu vực nông thôn nhưng chủ yếu là may gia công giá trị thấp. Phân khúc sản xuất vải gồm dệt, nhuộm, hoàn thiện lại kém phát triển, tạo ra thế “nút thắt cổ chai” khiến ngành dệt may khó bứt phá. Qua tìm hiểu, một số doanh nghiệp cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may đòi hỏi chi phí cho xử lý môi trường rất cao, nhất là công đoạn nhuộm vải nên sản phẩm làm ra có giá thành cao.


Để tăng khả năng cạnh tranh, tăng giá trị sản phẩm, phát triển bền vững ngành dệt may, các doanh nghiệp đều ý thức tầm quan trọng của công nghiệp dệt, nhuộm nhưng sản xuất dệt, nhuộm vẫn đang ở “vùng trũng”. Lý do là đầu tư vào dệt nhuộm, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định liên quan đến môi trường, đòi hỏi chi phí sản xuất tăng lên rất cao, nên cho đến nay tỉnh chưa có nhà máy nhuộm nào. Khó khăn về nguyên liệu khiến ngành dệt may vẫn trong vòng luẩn quẩn nhập bông về se sợi, sau đó bán sợi rồi lại nhập vải.

Cán bộ Công ty TNHH Prex Vinh cho biết, ngành may đang phải nhập khẩu từ 60-70% nguyên phụ liệu, trong đó, phần lớn là nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Ngành dệt may của ta mạnh về sợi, may nhưng yếu hẳn khâu dệt nhuộm; xuất sợi sang Trung Quốc sau đó lại nhập vải về. Bất cập này khiến ngành dệt may của cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng, đang phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu vải.

Ngoài sợi, nhuộm, các thiết bị cơ khí gồm các chi tiết thiết bị, phụ tùng cơ khí thay thế trong qua trình vận hành bảo dưỡng, sản phẩm cơ khí sử dụng hỗ trợ cho công nghiệp dệt may; các chi tiết dẫn sợi, suốt sắt kéo dài, các loại gá lắp, suốt chỉ, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ... hiện nay nhu cầu thay thế các sản phẩm này rất lớn nhưng chủ yếu vẫn nhập khẩu là chính; Các sản phẩm nhựa hỗ trợ cho ngành dệt may (ống nhựa cho ngành dệt, sợi tổng hợp, móc áo cho ngành may, các loại ghim cài, kẹp nhựa...); Các sản phẩm hóa chất hỗ trợ chủ yếu cho ngành dệt (thuốc nhuộm, chất trợ, hóa chất cơ bản, chế phẩm sinh học); Nguyên phụ liệu hỗ trợ chủ yếu cho ngành may như chỉ may, thêu các loại, nhãn mác, logo, khóa kéo, nút áo... cũng đều phụ thuộc vào nước ngoài.


Thông tin từ Sở Công Thương, năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 34,9%, xơ sợi dệt các loại tăng 75,7%. Năm 2022, kim ngạch ngành dệt may tiếp tục đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khá, song khó khăn nhất với ngành này vẫn nằm ở bài toán nguyên liệu, các sản phẩm hỗ trợ cho ngành may. Nếu lỗ hổng này không được khắc phục thì việc chủ động nguyên phụ liệu để tận dụng các hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, yêu cầu của Hiệp định CPTPP thì sản phẩm phải rõ ràng xuất xứ từ sợi trở đi.

Thực tế, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh yếu và thấp hơn mức trung bình cả nước, chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên từng ngành, lĩnh vực còn ít; yếu về năng lực vốn, công nghệ, năng lực sản xuất; phạm vi thị trường rất hạn chế, chỉ có khả năng tham gia vào một số lĩnh vực không đòi hỏi cao về kỹ thuật công nghệ và kỹ năng sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp này chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Chúng ta cũng chưa thu hút được nhiều các tập đoàn đa quốc gia đầu tư có tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ vào ngành công nghiệp mũi nhọn để làm đầu tàu thúc đẩy hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các doanh nghiệp này.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Nghệ An, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển dẫn đến các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí đầu vào do tiền chuyên chở, kho vận, bảo hiểm,... tăng lên, chưa kể rủi ro về thời gian nhận hàng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, giảm sức cạnh tranh. Vì thế, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao giá trị nội địa của các sản phẩm công nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển công nghiệp bền vững.

Tại Hội thảo về khoa học công nghiệp Nghệ An đến năm 2030, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra nguyên nhân khiến công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành dệt may chưa phát triển là do bất lợi về địa lý kinh tế của Nghệ An khiến thu nhập, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề phát triển lực lượng doanh nghiệp, ngành hàng còn tương đối thấp. Việc xa các trung tâm, cực tăng trưởng của cả nước và các hành lang kinh tế, thương mại quốc tế,… là những nhân tố khiến Nghệ An vẫn gặp khó khăn nhất định trong thu hút đầu tư, nhất là khó thu hút các tập đoàn đặt cơ sở sản xuất dẫn đến các công ty FDI ít đầu tư vào.

Quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đang gặp phải nhiều rào cản về công nghệ và chi phí, thị trường kết nối giữa bên cung cấp và bên có nhu cầu, chính sách hỗ trợ, chất lượng nguồn nhân lực và quy hoạch cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật; năng lực cung cấp của ngành công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh còn rất hạn chế. Khả năng liên kết được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cung cấp nguyên liệu linh kiện phụ tùng yếu. Dệt may là nhóm ngành cần thiết phải có công nghiệp hỗ trợ để phát triển vì hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có nhiều dự án may mặc đầu tư, trong đó một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền với quy mô khá lớn,... Trong khi đó, ngành dệt may phải nhập khẩu phần lớn các nguyên liệu, phụ kiện nên cần thu hút nhiều dự án công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập siêu.

Mục tiêu Nghệ An đang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ tăng bình quân 9-10%/năm, đến năm 2025 chiếm từ 10-12% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Tăng dần tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Giai đoạn 2018-2025, phấn đấu số lượng doanh nghiệp tăng bình quân 3%/năm, đến năm 2025 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chiếm từ 10 -12% số lượng doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp. Có từ 20 - 30 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đóng trên địa bàn tỉnh có thể tham gia cung ứng cho các doanh nghiệp FDI và tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn.

Để tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực có tiềm năng nhất, đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất, cần có định hướng, mục tiêu cùng với hệ thống cơ chế, chính sách và những giải pháp thúc đẩy từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công của quốc gia và địa phương.

Mục tiêu phát triển công nghiệp Nghệ An trong những năm tới là vừa ưu tiên các ngành có lợi thế cạnh tranh, vừa tập trung chuyển dịch cơ cấu sang các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh các ngành sản xuất thành phẩm cuối cùng.

Bài, ảnh: Chế Thị Oanh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng ngày 23/4, trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp (CCN) ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã thông tin sơ lược về Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Bắc Giang: Xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2024

Bắc Giang: Xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2024

LNV - Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ được giao, từ ngày 18/01/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang tổ chức thực hiện khảo sát thực tế, tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) có nội dung đề án, đăng ký kế hoạch hỗ trợ kinh phí khuyến công năm 2024.
Đẩy mạnh hoạt động kích cầu hàng Việt

Đẩy mạnh hoạt động kích cầu hàng Việt

LNV - Trong nhiều năm qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được tỉnh Thanh Hóa triển khai sâu rộng. Cuộc vận động đã làm góp phần làm thay đổi nhận thức, thói quen lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng, ngày càng tin tưởng và ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.
Sở Công thương Đắk Lắk phê duyệt Sở Công thương Đắk Lắk

Sở Công thương Đắk Lắk phê duyệt Sở Công thương Đắk Lắk

LNV - Sở Công Thương cho biết, thực hiện kế hoạch chương trình khuyến công địa phương năm 2024 (đợt 1), toàn tỉnh sẽ thực hiện 24 đề án khuyến công, tổng kinh phí gần 5,1 tỷ đồng.
Quảng Bình: Đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ 1 tỷ đồng

Quảng Bình: Đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ 1 tỷ đồng

LNV - Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình đề nghị kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 1 tỷ đồng để triển khai mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất viên gỗ nén năng lượng. Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các chương trình, đề án khuyến công địa phương năm 2024.
Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công

LNV - Nhằm tiếp sức, tạo đòn bẩy để các cơ sở CNNT từng bước phát triển bền vững, trong năm 2024. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bạc Liêu tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển CNNT

Tin khác

Quảng Bình: Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

Quảng Bình: Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024

LNV - Năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình đã đăng ký và xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024, với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ 1 tỷ đồng.
Kế hoạch tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Kế hoạch tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

LNV - Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
“Tiếp sức” phát triển công nghiệp nông thôn

“Tiếp sức” phát triển công nghiệp nông thôn

LNV - Được ví như “bà đỡ” mát tay, các chương trình, đề án khuyến công quốc gia (KCQG) và khuyến công địa phương (KCĐP) đang hỗ trợ đắc lực, “tiếp sức” giúp các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn

Tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn

LNV - Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công nhằm tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.
Năm 2024 ưu tiên phát triển công nghiệp nông thôn tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động

Năm 2024 ưu tiên phát triển công nghiệp nông thôn tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động

LNV - Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương để thông tin đến bạn đọc hiểu rõ hơn những thành quả của hoạt động khuyến công trong năm 2023 cũng như những chương trình mục tiêu khuyến công trong năm 2024.
Sở Công Thương Thái Bình: Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, phát triển cụm công nghiệp

Sở Công Thương Thái Bình: Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, phát triển cụm công nghiệp

LNV - Trong suốt 20 năm qua, từ khi được thành lập, Cục Công Thương địa phương đã thường xuyên có những chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ ngành Công Thương địa phương nói chung, ngành Công Thương Thái Bình nói riêng trong việc triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển công nghiệp, thương mại của địa phương, đặc biệt trong việc thúc đẩy các hoạt động khuyến công và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nghiệm thu đề án ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất

Nghiệm thu đề án ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất

LNV - Vừa qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại & PTCN cùng Sở Công Thương Bình Dương phối hợp Phòng kinh tế thị xã Bến Cát, Phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng và các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu 02 Đề án Khuyến công địa phương về ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp khuyến công chuyển đổi số

Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp khuyến công chuyển đổi số

LNV - Trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyển công, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) đã có gian hàng trưng bày, giới thiệu hệ sinh thái hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lĩnh vực khuyến công.
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 45 về khuyến công

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 45 về khuyến công

LNV - Chiều ngày 14/12 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến công. Đây là lần đầu tiên Cục Công Thương địa phương tổ chức đánh giá Nghị định quan trọng này. Thông qua đó để tổng kết, nhìn nhận lại kết quả và xem xét sửa đổi hoặc xây dựng nghị định mới về hoạt động khuyến công.
Khuyến công Bình Định: Hoạt động khuyến công, tạo động lực cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025

Khuyến công Bình Định: Hoạt động khuyến công, tạo động lực cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025

LNV - Nhìn chung, công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Định có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả nhất định trong việc phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT). Trong các tháng cuối năm 2023, Sở Công Thương Bình Định đôn đốc các đơn vị triển khai hoàn thành và thực hiện nghiệm thu các đề án KCĐP năm 2023, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch kinh phí khuyến công.
Bộ sản phẩm măng Kim Bôi - Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Bộ sản phẩm măng Kim Bôi - Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

LNV - Theo Quyết định số 3116/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023, tỉnh Hoà Bình có 1 sản phẩm nằm trong danh sách 173 sản phẩm, bộ sản phẩm của cả nước được công nhận và cấp giấy chứng nhận hàng CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023.
Bắc Giang: Nghiệm thu đề án khuyến công “Đầu tư máy móc thiết bị trong sản xuất bánh mỳ tươi”

Bắc Giang: Nghiệm thu đề án khuyến công “Đầu tư máy móc thiết bị trong sản xuất bánh mỳ tươi”

LNV - Ngày 24 tháng 11 năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang phối hợp với Phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hiệp Hoà, UBND xã Hoàng Thanh tổ chức nghiệm thu đề án khuyến công tỉnh năm 2023 “Đầu tư máy móc thiết bị trong sản xuất bánh mỳ tươi” của Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Minh Quân VINCENT tại xã Hoàng Thanh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Diễn đàn Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam

Diễn đàn Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam

LNV - Chiều ngày 11 tháng 12 năm 2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, TP. Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam”.
Đắk Lắk: Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ khuyến công

Đắk Lắk: Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ khuyến công

LNV - Ngày 01/12/2023, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Đắk Lắk tổ chức hội nghị tập huấn "Nghiệp vụ khuyến công” cho cán bộ quản lý Nhà nước và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực khuyến công tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Nhằm trang bị, cập nhật kiến thức chung về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực khuyến công và thực hiện hoạt động dịch vụ khuyến công.
Khuyến công Bến Tre tạo động lực, khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất

Khuyến công Bến Tre tạo động lực, khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất

LNV - Chương trình khuyến công của tỉnh Bến Tre trong thời gian vừa qua đã kịp thời giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất; đồng thời khuyến khích nhiều cơ sở đổi mới công nghệ, máy móc để cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

LNV - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

LNV - Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký Công văn số 5653/UBND-CNTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động