“Nàng Tôn nữ" bên dòng sông Hương

LNV - Dòng sông Hương chảy từ thượng nguồn Trường Sơn hùng vĩ, uốn lượn nhịp nhàng giữa những dãy đồi, chảy qua đồng bằng hoa cỏ, chảy ngang lòng đô thị cổ và đổ ra biển cả ở cửa Thuận An. Khi chảy trôi giữa những trầm tích, sông Hương cũng gánh vác trên mình sứ mệnh lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.
“Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…”


Mỗi lần đọc những câu thơ của Tố Hữu, tôi lại miên man nhớ về một miền quê ở dải đất miền Trung nắng gió. Huế - thành phố hiếm hoi ở Việt Nam mà tên gọi chỉ duy nhất một tiếng, nơi đọng lại trong tôi những ký ức thật đẹp về cảnh sắc hữu tình và con người chân sơ, mộc mạc. Huế không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, nhưng với tình yêu sâu đậm mà tôi dành cho xứ sở sông Hương ấy, tôi gọi nơi đó là “quê”, còn những o, những mệ đang âm thầm gìn giữ nét đẹp của đất kinh kỳ chính là “mệ” của tôi. Trong số những người phụ nữ vẫn còn phảng phất nét cổ điển của người Huế xưa, mệ Tuyết - “Nàng Tôn Nữ” ở làng hương Thủy Xuân, bên dòng Hương Giang thơ mộng - đã để thương để nhớ trong lòng tôi khi tôi rời xa đất Huế trong một chiều mưa lất phất.


Dòng sông Hương chảy từ thượng nguồn Trường Sơn hùng vĩ, uốn lượn nhịp nhàng giữa những dãy đồi, chảy qua đồng bằng hoa cỏ, chảy ngang lòng đô thị cổ và đổ ra biển cả ở cửa Thuận An. Khi chảy trôi giữa những trầm tích, sông Hương cũng gánh vác trên mình sứ mệnh lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Đó là sứ mệnh không cần ai phải giao phó, tự dòng sông ý thức được điều đó và không ngừng cất giữ giữa nhịp sống hối hả, hiện đại và hội nhập. Những nghề truyền thống của người Huế xưa được cất giữ ở hai bên dòng sông này là làng nghề làm nón ở các làng như Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa…; làng nghề đúc đồng ven bờ Nam sông Hương; làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở Phú Vang; làng nghề gốm Phước Tích ở Phong Điền… Và không thể không kể đến nghề làm hương tồn tại hàng trăm năm nay, hình thành nên làng hương Thủy Xuân, nằm ở phía Tây Nam kinh thành Huế.

“Các con ơi! Vào đây lấy nón, lấy quạt mà chụp hình này! Không cần mua gì cũng được, ghé quán mệ là mệ vui rồi!” - Đó là câu nói quen thuộc của mệ Tuyết mỗi khi có khách đến quán. Vì mệ hiếu khách, nồng hậu, lại vô cùng cùng dễ mến nên khách đến làng hương (nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa) đều tìm quán mệ mà ghé vào. Quán mệ Tuyết nhỏ nhắn, nằm bên trái (theo hướng từ trung tâm thành phố Huế lên đồi Vọng Cảnh), được bày trí đẹp mắt bằng các bó hương đủ màu xếp thành hình tròn, tạo nên không gian rực rỡ, thơm nồng mùi trầm. Mệ Tuyết tên thật là Tôn Nữ Ánh Tuyết, 72 tuổi, ngụ phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhìn vóc người nhỏ nhắn, mái tóc sợi bạc nhiều hơn sợi đen thường được mệ búi gọn ở phía sau, không ai nghĩ rằng người đàn bà ở cái tuổi xế chiều đó lại âm thầm làm những việc vĩ đại. Mệ đã tích cóp số tiền lãi bán hương, nón lá, trầm, những món quà lưu niệm nhỏ nhắn như vòng tay, chuỗi hạt, móc khóa… để giúp bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện Trung ương Huế. Đến làng hương trong một buổi trưa tháng Sáu, xứ Huế nắng rát da, ghé vào quán mệ Tuyết, mệ ngồi phe phẩy quạt cho vị khách phương Nam đỡ nóng, tôi vội chộp lấy quạt, mệ xua: “Để mệ quạt cho. Quý hóa lắm! Thương lắm! Nó từ miền Nam ra thăm mệ đó các con” - mệ giới thiệu tôi với những người xung quanh đang lựa chọn quà lưu niệm từ gian hàng của mệ. Khoảnh khắc đó, tôi thấy xứ Huế ngưng đọng, thời gian thôi chảy trôi, tôi thấy mình không phải là người con phương Nam đọc báo và biết đến mệ để lặn lội ra thăm, mà là đứa con xa trở về để thăm người thương trong vô vàn những người thương giữa cuộc đời tràn ngập yêu thương, ấm áp này.


Tôi tin chắc rằng bất cứ ai đến Huế, bên cạnh say cảnh, cũng đều rung động trước cái tình của người xứ Huế như tôi. Trong cái nhìn của một người lữ khách, ở Huế cái gì cũng chậm rãi, nhẹ nhàng và tinh tế. Dòng Hương chảy chầm chậm ngay khi vừa ra khỏi rừng Trường Sơn hùng vĩ, chảy dưới chân đồi Vọng Cảnh, Thiên Mụ, Kim Long, đi giữa lòng thành phố Huế… Nhịp sống ở Huế cũng chậm, thong dong, người Huế không chuộng kiểu bon chen, tị hiềm mà nhân ái an hòa, cuộc sống của họ cũng êm đềm như dòng sông Hương lững lờ mơ mộng giữa đô thị nép bóng trầm tích thời gian. Và con người cũng tương tự như thế! Như cách mệ Tuyết ngồi trông hàng, niềm nở chứ không buông lời mời hàng, không dùng từ ngữ hoa mỹ để khách mua hương, trầm, nón… trong quán mệ. Như cách mệ Tuyết quạt cho khách, kể chuyện cho khách nghe, hỏi chuyện phương Bắc phương Nam, nói về những bệnh nhân ung thư mà mệ dùng chút sức lực của cái tuổi xế chiều để giúp đỡ những mong họ thấy lòng bớt trống trải mà chống chọi với bạo bệnh.

Tôi không còn nghĩ người Huế truyền thống phải là người mang vẻ đẹp thấp thoáng màu vương giả ở mảnh đất kinh đô, từng là nơi ngự trị của vua chúa, của những dòng dõi cao quý. Mệ Tuyết - trong mắt tôi - là hình ảnh của người phụ nữ Huế truyền thống, bề ngoài phúc hậu, tấm lòng nhân ái, lương thiện, đặc biệt là sự nỗ lực để gìn giữ nghề làm hương, trầm… vốn có từ xa xưa, bên dòng Hương nên thơ, dòng sông của những giá trị mang tính truyền thống. Tôi không biết đến bao giờ hương trầm thôi thoảng bên bờ sông Hương, bởi thời đại hôm nay, những giá trị tức thời len lỏi và có xu hướng lấn át những giá trị bền vững, cổ truyền. Nhưng bao giờ mệ Tuyết (và những người như mệ vẫn còn) thì khi đó nghề truyền thống ở Huế vẫn còn thời kỳ huy hoàng, hưng thịnh. Những giá trị cổ xưa còn hiện hữu chỉ khi có những con người đêm ngày nâng niu, giữ gìn, ôm ấp, để nó mãi là “hòn ngọc” quý báu lung linh bên dòng sông Hương huyền thoại.

Mỗi người có nhiều sự lựa chọn để du lịch, nhiều thành phố sôi động, rộn rã, phát triển để khám phá chứ không nhất thiết chỉ có xứ Huế buồn tênh, nơi mà không ai làm gì bản thân cũng thấy buồn. Cảnh buồn, màu đô thị cổ u buồn, những nếp nhà phủ rêu trầm buồn bên dòng nước trôi nhẹ như hơi thở. Thế nhưng xứ mưa nắng thất thường ấy vẫn luôn là niềm ước ao, khao khát của bao người, mong một ngày không xa sẽ được đặt chân đến. Đơn giản chỉ để đi bên bờ sông Hương, cầm ô che nắng dưới chân cầu Trường Tiền, đi ngửi mùi hương trầm thơm hay ngồi lặng hàng giờ trên đồi Vọng Cảnh nhìn dòng Hương mềm như tấm vải lụa xanh biêng biếc. Có lẽ, khi chọn Huế để khám phá, mỗi người cũng tự ý thức rằng: đến Huế không phải để hòa vào nhịp sống hiện đại như Sài Gòn, Đà Nẵng… mà để tìm cho mình cảm giác bình yên, tham quan di tích, đi tìm dấu tích của Huế xưa nơi phong cảnh và con người, đi tìm… mệ Tuyết. Từ trong miền Nam nắng gió theo tàu ra xứ Huế và phải lòng Huế, tôi đã thực hiện chuyến hành trình đi tìm chất Huế trong con người hôm nay, bởi tôi nghĩ rằng, dẫu sao thì sống giữa thời buổi hiện đại, cái chất truyền thống ấy cũng dễ bị pha tạp. Chỉ đến khi tôi gặp mệ Tuyết, tôi mới thốt lên trong lòng: con người ấy, tấm lòng ấy thực Huế, đến độ ngồi nghỉ trưa nơi quán mệ, tôi thấy mình như trở về với một xứ Huế xa xưa. Như thể mình đang sống cùng với tiền nhân, với nỗi buồn miên viễn của vùng đất Cố Đô, mây phủ trên đền đài lăng tẩm…

Tôi rời quán mệ Tuyết khi nắng nghiêng ngả trên đồi Vọng Cảnh, mệ tiễn tôi, dáng mệ liêu xiêu trong nắng chiều, vài sợi tóc bay bay trước trán. Tôi ngoái lại nhìn làng hương và mệ của tôi một lần nữa. Trong tim tôi chợt vang vang những dòng thơ của “thi sĩ xứ Huế” - Tố Hữu: “Tiếng hát ai mà nghe nhớ thương/ Mái nhì man mác nước sông Hương/ Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ/ Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường!”. Mệ Tuyết đẹp theo cách riêng của mệ, như dòng Hương, như từng nếp nhà rêu phủ… Một ngày không xa tôi trở lại phương Nam, nhưng tôi tự nhủ Huế là “quê mẹ” của tôi, mệ Tuyết là người thân thuộc của tôi để rồi tôi sẽ về thăm mệ, thăm quê như một đứa con xa trở lại cố hương sau những ngày xa xôi cách trở. Xứ Huế với những giá trị truyền thống, phong cảnh thơ mộng và con người nồng hậu, nghĩa tình luôn sống mãi trong trái tim tôi!

Huế, tháng 6/2022

Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Tin mới hơn

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Tin khác

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

LNV - Chiều ngày 01/04/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức tổng kết các cuộc thi: Sáng tác ca khúc; sáng tác thơ ca; sáng tác tranh cổ động, mẫu trang trí trực quan chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm.
Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LNV - Vùng đất Ba Chẽ có 14 thành phần DTTS cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng biên viễn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở Ba Chẽ đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

LNV - Mỗi độ xuân sang, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng, Tây Bắc lại khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa ban. Loài hoa đặc trưng của núi rừng này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đầy sức sống của mảnh đất Điện Biên anh hùng. Hoa Ban là món quà vô giá của mùa xuân
Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

LNV - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

LNV - Tối ngày 23/03/2024, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. HCM) Trung tâm Văn hoá TP. Thủ Đức đã tổ chức lễ mắt sân khấu ngoài trời và đêm nhạc “Night of Dances” hoành tráng, thu hút nhiều người dân và du khách tham quan.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

LNV - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND xã Tản Lĩnh, sáng 14/3/2024 UBND xã Tản Lĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Chi Hội Luật gia xã Tản Lĩnh trực thuộc Hội Luật gia huyện Ba Vì.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

LNV- Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng, (Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia) được tổ chức thường niên hàng năm, năm 2024 thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ hội vào các ngày từ 16 đến 18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại đền Nghè (di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia) - Đình An Biên (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân). Hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội.
Du lịch Hà Nội chào 2024 -  Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

Du lịch Hà Nội chào 2024 - Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

LNV - Tối 9/3, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024”, công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân với chủ đề “Sắc hương Tây Hồ” tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn). Chương trình có nhiều hoạt động đặc sắc, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật mang tính sử thi và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

LNV - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

LNV - Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký Công văn số 5653/UBND-CNTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động